Hướng dẫn sử dụng âm thanh phòng họp, phòng hội trường
Hệ thống âm thanh phòng họp, phòng hội trường sẽ bao gồm nhiều thiết bị được kết nối với nhau theo quy chuẩn nhất định. Cụ thể, thường nó có các thành phần chính là micro, loa, mixer, amply, bộ xử lý tín hiệu,… Để giúp các bạn trở thành những chuyên gia điều chỉnh âm thanh linh hoạt, hiệu quả; chúng tôi sẽ hướng dẫn cách sử dụng từng loại thiết bị trong bài viết dưới đây.
1. Dàn âm thanh phòng họp, hội trường gồm những gì?
Dàn âm thanh phòng họp, hội trường đóng vai trò quan trọng, quyết định tới sự thành công của cuộc họp, sự kiện, chương trình được tổ chức trong không gian này. Về cơ bản, nó sẽ bao gồm các thiết bị sau:
– Loa: Là thiết bị phát âm đến tai người nghe, một phần không thể thiếu trong mọi hệ thống âm thanh lớn nhỏ.
– Mixer: Bộ trộn âm và điều chỉnh tần số âm thanh để tiếng phát ra chân thực, sắc nét hơn. Nó gồm nhiều hiệu ứng khác nhau để người dùng điều chỉnh theo ý muốn.
– Amply: Có tác dụng khuếch đại âm thanh, nên ưu tiên chọn loại có nhiều mức tùy chỉnh để truyền đạt tín hiệu sóng âm tốt.
– Cục đẩy công suất: Đây cũng là thiết bị khuếch đại âm thanh nhưng có công suất lớn hơn Amply. Trong các không gian hội trường lớn thì cần sử dụng cục đẩy công suất.
– Micro: Đảm nhiệm việc thu tín hiệu rồi chuyển nó đến quá trình biến đổi, khuếch đại lên. Thường mọi người hay sử dụng micro cổ ngỗng hoặc micro không dây trong phòng họp, hội trường.
2. Hướng dẫn sử dụng âm thanh phòng họp, hội trường
Muốn nâng cao độ bền và phát huy hết công năng của các thiết bị trong dàn âm thanh hội trường, phòng họp thì bạn cần sử dụng chúng đúng cách. Tham khảo ngay những hướng dẫn sau đây để biến mình thành một chuyên gia điều khiển âm thanh nhé!
2.1. Cách lắp đặt loa
Trong không gian phòng họp, phòng hội trường bạn có thể đặt loa tại nhiều vị trí như gắn dọc các cột phòng, trần nhà, treo lên tường hoặc đặt trên cây đỡ. Các bước thực hiện như sau:
– Bước 1: Đặt Mixer trên bàn ở độ cao phù hợp tại góc phòng để dễ vận hành.
– Bước 2: Lắp loa ở 2 bên phía chỗ ngồi của những người tham gia, tránh tình trạng bị dội ngược.
– Bước 3: Chuẩn bị nguồn điện cho Mixer và Amply, tuyệt đối không bật nguồn trước khi thiết lập xong tất cả.
– Bước 4: Dùng dây cáp kết nối Mixer và Amply. Kết nối Amply với loa bằng dây cáp kèm theo loa.
2.2. Cách sử dụng bàn Mixer
Việc sử dụng Mixer không hề đơn giản, đòi hỏi bạn cần am hiểu về nó thì mới có thể điều chỉnh chúng hiệu quả. Các thao tác trên bàn Mixer như sau:
- Phía trên cùng có 12 đường mic jack XLR cắm tín hiệu micro.
- Ngõ Line được cắm jack 6 ly như cắm nhạc cụ và các nguồn nhạc khác
- Ngõ Insert nối với các thiết bị ngoại vi Effect hoặc Compressor bởi jack 6 ly.
- Cần gạt Fader để chỉnh âm lượng theo ý muốn của người dùng.
- Núm vặn AUX là ngõ âm thanh ra loa monitor.
- Núm Gain dùng tăng giảm âm lượng ngõ vào của micro, nhạc cụ.
- Núm MF dùng chọn các tần số mid có giải tần từ 100hz đến 5khz.
- Núm HF để chỉnh tần số cao trong âm thanh, tăng/ giảm 15db.
- Núm LF dùng tăng giảm các tần số low, tăng/ giảm được 15db.
- Núm FX giúp điều chỉnh tín hiệu effect cho mỗi đường vào.
2.3. Cách sử dụng Amply
Hiện nay, nhiều hệ thống âm thanh phòng họp, phòng hội trường vẫn dùng Amply thay vì cục đẩy và vang số. Cách chỉnh thiết bị này như sau:
– Bước 1: Cắm micro vào Amply, vặn các nút về đúng hướng 12h.
– Bước 2: Chỉnh nút Mid, Hi, Low cho tới khi nào đúng ý của bạn nhưng vẫn đảm bảo ở mức trên/ dưới góc 12h.
– Bước 3: Chỉnh mức Echo tổng lên khoảng góc 10h – 12h. Điều cần chú ý nhất là chỉnh nút DLY và RPT.
– Bước 4: Điều chỉnh sao cho tiếng nhạc và micro hài hòa. Tiếng nhạc nhỏ hơn tiếng micro để người hát nghe được tiếng của mình.
2.4. Cách dùng cục đẩy công suất
Trong các phòng họp, phòng hội trường lớn bắt buộc phải có cục đẩy công suất để khuếch đại âm thanh lên. Cách sử dụng thiết bị này như sau:
- Vặn volume của cục đẩy về mức nhỏ nhất xong từ từ vặn to lên.
- Không để Clip quá lâu trong lúc chỉnh cục đẩy công suất. Nó sẽ khiến âm thanh mất độ hay và thiết bị cũng nhanh hỏng.
- Khi setup chỉ vặn tối đa đến hướng 1h, khoảng 1h – 5h là dự phòng. Nếu lúc chỉnh hệ thống âm thanh xong mà nguồn nhạc vẫn yếu thì bạn còn khoảng dự trữ này.
2.5. Cách chỉnh Micro
Micro là thiết bị khá khó chỉnh nhưng nếu làm tốt được việc này thì chứng tỏ bạn là người chuyên nghiệp. Các bước thực hiện như sau:
– Bước 1: Cắm Micro vào vị trí Mixer hoặc Amply, vặn volume về mức nhỏ nhất.
– Bước 2: Điều chỉnh volume Mic, volume tổng và tất cả các chiết áp về vị trí Normal như thiết kế của nhà sản xuất.
– Bước 3: Bật nguồn điện lên để test Micro, tùy thuộc vào không gian phòng mà bạn sẽ tăng giảm Rpt, Dly, Echo. Lúc này, vị trí Normal sẽ thay đổi sang phải hoặc trái trong khoảng 10 – 15 độ, sao cho giọng nói không vang và lặp lại.
– Bước 4: Khi điều chỉnh Micro xong, bạn sẽ vặn tiếp volume music lên, đảm bảo tiếng nhạc nhỏ hơn micro 10 – 20%. Trường hợp, có tiếng hú phải vặn Hi của volume tổng sang bên trái khoảng 10 —90 độ.
Audio Hải Hưng có đội ngũ nhân viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm, sử dụng các thiết bị âm thanh phòng họp, phòng hội trường thành thạo. Nếu bạn có nhu cầu thuê người chỉnh dàn âm thanh thì hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0977 060 286 hoặc truy cập website https://lapdatamthanh.com/ để tìm hiểu chi tiết hơn